Báo cáo tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
DANH SÁCH THÀNH VIÊN Hỏằ˜I Đỏằ’NG Tỏằ° ĐÁNH GIÁ
TT | Họ và tên | Chức danh, chức vụ | Nhiệm vụ | Chữ ký |
1 | Đỗ Thanh Phong | Hiệu trưởng | Chủ tịch |
|
2 | Vũ Hồng Quân | Phó hiệu trưởng | P. chủ tịch HĐ |
|
3 | Nguyễn Kim Phiên | Thư ký hội đồng | Thư ký HĐ |
|
4 | Lê Thị Tường Vy | BTCB – Tổ trưởng TXH | ỏằƯy viên HĐ |
|
5 | Phạm Thị Tươi | CTCĐ | ỏằƯy viên HĐ |
|
6 | Trần Đại Nghĩa | Tổ Trưởng TTN-Thanh tra ND | ỏằƯy viên HĐ |
|
7 | Nguyễn Thanh Tiền | Tổng phụ trách | ỏằƯy viên HĐ |
|
DANH MỏằÔC CHỏằđ VIỏºắT TỏºđT TRONG BÁO CÁO
(Sắp xếp theo thứ tự ABC)
Chuỗi ký tự viết tắt | Cụm từ, thuật ngữ đợc viết tắt |
BTĐTNCSHCM | Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí Minh |
BGH | Ban giám hiệu |
BĐDCMHS | Ban Đại diện cha mẹ học sinh |
BGD&ĐT. | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
CB | Cán bộ |
CNV | Công nhân viên |
CTHĐQT | Chủ tịch Hội đồng quản trị |
CNTT | Công nghệ thông tin |
CT | Chủ tịch |
CĐSP | Cao đẳng sư phạm |
ĐK | Điều kiện |
ĐHSP | Đại học sư phạm |
ĐD | Đồ dùng |
ĐDDH | Đồ dùng dạy học |
ĐĐT | Đúng độ tuổi |
GVCN | Giáo viên chủ nhiệm |
GDTH | Giáo dục tiểu học |
GV | Giáo viên |
HS | Học sinh |
HSG | Học sinh giỏi |
HT | Hiệu trưởng |
KP | Kinh phí |
NSNN | Ngân sách nhà nước |
NCL | Ngoài công lập |
NXB | Nhà xuất bản |
P.HT | Phó Hiệu trưởng |
SKKN | Sáng kiến kinh nghiệm |
SGK | Sách giáo khoa |
STK | Sách tham khảo |
TDTT | Thể dục thể thao |
TĐG | Tự đánh giá |
TrTND | Trưởng ban Thanh tra nhân dân |
TKB | Thời khóa biểu |
VN | Văn nghệ |
I. Thông tin chung của nhà trường
Tên trường (theo quyết định thành lập): Trung học cơ sở Hồng Lý
Địa chỉ Gmail: c2hongly@gmail.com
Tiếng Việt: Trung học cơ sở Hồng Lý
Tiếng Anh : Không có
Tên trước đây : Phổ thông cơ sở Hồng Lý
Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục - Đào tạo
Tỉnh / thành phố trực thuộc Trung ương: | Thái Bình | | Tên Hiệu trưởng: | Đỗ Thanh Phong 0978 749 128 |
Huyện / quận / thị xã / thành phố: | Vũ Thư | | Điện thoại trường: | 0363 624273 |
Xã / phường / thị trấn: | Hồng Lý | | Fax: |
|
Đạt chuẩn quốc gia: | Có | | Web: thcshongly.vuthu.edu.vn |
|
Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập): | 1989 | | Số điểm trường (nếu có): | |
| | |||
| ||||
|
| |||
|
| |||
|
| |||
|
|
PHỏºƯN II. Tỏằ° ĐÁNH GIÁ CỏằƯA NHÀ TRặ¯ỏằœNG
I. ĐỏºảT VỏºÔN Đỏằ€
Trường THCS Hồng Lý, phía nam giáp Nam Định, phía tây giáp tỉnh Hà Nam, phía bắc giáp huyện Hưng Hà, phía đông giáp Đồng Thanh, cách trung tâm huyện 16 km. Nhân dân địa phương sống chủ yếu bằng nông nghiệp, trình độ dân trí chưa cao, điểm xuất phát kinh tế còn thấp.
Với sự ủng hộ của Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương, của nhân dân, của phụ huynh, sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của thân nhân các đ/c CBGV, nhưng quan trọng đó là sự quyết tâm của thầy và trò, Hồng Lý vẫn giữ vững ngọn cờ tiên tiến. Hồng Lý là đơn vị đi đầu trong việc dạy và học theo phòng bộ môn ( PHBM) của huyện và tỉnh. Nhà trường xác định rõ định hướng phát triển của đơn vị mình: Giữ vững khối đoàn kết nội bộ, phát huy thành tích đã đạt đợc, quyết tâm xây dựng trường Trung học cơ sở Hồng Lý là một trong những trường trung học cơ sở ở tốp mạnh của ngành giáo dục Vũ Thư về chất lượng giáo dục toàn diện (đức, trí, thể, mỹ). Xây dựng thành công “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phấn đấu năm học 2015 – 2016 đợc công nhận là trường chuẩn giai đoạn 2.
Tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường là nhằm tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí theo các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành; thông báo công khai với cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường; đề ra các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu chung và chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường.
Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường có 07 thành viên, gồm Ban giám hiệu, thư ký hội đồng trường, các tổ chuyên môn, đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chính Minh, Tổng phụ trách. Các thành viên trong hội đồng đợc phân công theo nhóm nhằm thu thập, xử lý, phân tích các thông tin, minh chứng, đánh giá mức độ đạt đợc theo từng tiêu chí và viết phiếu đánh giá. Nhóm thư ký có trách nhiệm kiểm tra, chọn lọc, mã hóa các thông tin minh chứng, đồng thời giúp Chủ tịch hội đồng tự đánh giá rà soát, hoàn chỉnh các phiếu đánh giá và tập hợp thành Báo cáo tự đánh giá của nhà trường. Báo cáo tự đánh giá sau khi thông qua Hội đồng tự đánh giá sẽ đợc công bố để lấy ý kiến của hội đồng sư phạm nhà trường.
Trường Trung học cơ sở Hồng Lý - Vũ Thư tiến hành công tác tự đánh giá theo quy trình :
1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá.
2. Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá.
3. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
4. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng.
5. Đánh giá mức độ đạt đợc theo từng tiêu chí.
6. Viết báo cáo tự đánh giá.
7. Công bố báo cáo tự đánh giá.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường căn cứ vào báo
cáo tự đánh giá để thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng, phát huy các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu đã nêu trong từng tiêu chí.
Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thảo luận đi đến thống nhất, mọi quyết định chỉ có giá trị khi có ít nhất 2/3 số thành viên trong Hội đồng tự đánh giá nhất trí.
Công cụ đánh giá đợc sử dụng là “Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên” ban hành kèm theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.
II. Tỏằ° ĐÁNH GIÁ (theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí):
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Trường Trung học cơ sở Hồng Lý - Vũ Thư- Thái Bình tổ chức đầy đủ các hoạt động giáo dục theo chương trình và kế hoạch do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định. Hoạt động đổi mới phương dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá đợc chú trọng. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém đợc quan tâm đúng mức. Các hoạt động ngoại khóa về văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục kỹ năng sống đợc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Qua đó chất lượng giáo dục của nhà trường luôn ổn định như: Tỷ lệ lên lớp thẳng, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, học sinh đỗ vào lớp 10 phổ thông trung học, học sinh giỏi…
Tiêu chí 1: Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.
a) Có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần.
b) Thực hiện đúng kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn theo quy định.
c) Rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập hàng tháng.
1, Mô tả hiện trạng:
- Có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần.
H5.5.01.01
- Nhà trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn theo quy định.
H5.5.01.02 H5.5.01.03 H5.5.01.04 H5.5.01.05
- Hàng tháng đều có tổ chức rà soát đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập.
H5.5.01.03 H5.5.01.06 H5.5.01.07 H5.5.01.08
2, Điểm mạnh:
Đảm bảo kế hoạch thời gian năm học và kế hoạch giảng dạy các môn học theo quy định.
Giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, phân phối chương trình của Sở Giáo dục và đào tạo Thái Bình.
3, Điểm yếu:
Việc thực hiện kế hoạch giảng dạy có lúc phải dạy bù để cho kịp tiến độ chương trình nên ảnh hưởng các hoạt động khác.
4, Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tổ chuyên môn, giáo viên chủ động và kịp thời dạy bổ sung.
Lãnh đạo phụ trách chuyên môn có kế hoạch đánh giá định kỳ theo tháng.
5, Tự đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 2: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
a) Sử dụng hợp lý sách giáo khoa; liên hệ thực tế khi dạy học, dạy học tích hợp; thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học.
b) ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới đánh giá và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập.
c) Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện.
1, Mô tả hiện trạng:
- Giáo viên sử dụng hợp lý sách giáo khoa; liên hệ thực tế khi dạy học, dạy học tích hợp; thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn kỹ năng tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học. H5.5.01.03 H5.5.02.01 H5.5.02.05
- ỏằăng dụng hợp lý công nghệ thông tin qua các phần mềm ứng dụng trong quản lý, dạy học…, nghiêm túc thực hiện đổi mới đánh giá và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập.
H5.5.01.03 H5.5.02.02 H5.5.02.04 H5.5.02.06
- Giáo viên có các biện pháp để hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
H5.5.01.03 H5.5.02.03
2, Điểm mạnh:
Nhà trường đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo tháng.
Trong từng tiết học giáo viên hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Chú trọng dạy học thực hành trong giờ học chính khóa, liên hệ bài học với thực tiễn; cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng làm bài, kỹ năng tư duy của học sinh.
Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy.
3, Điểm yếu:
Một số giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp; tinh thần học hỏi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chưa cao.
4, Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn ứng dụng các phần mềm dạy học mới cho đội ngũ giáo viên.
Tổ chuyên môn tăng cường dự giờ để góp ý giúp giáo viên chậm đổi mới phương pháp.
5, Tự đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 3: Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục địa phương.
a) Có kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục theo nhiệm vụ đợc chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục cấp trên giao.
b) Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục đáp ứng nhiệm vụ đợc giao.
c) Kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục theo định kỳ để có biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác.
1, Mô tả hiện trạng:
- Nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục ngay từ đầu năm học theo nhiệm vụ đợc chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục cấp trên giao.
H5.5.03.01 H5.5.01.03
- Hàng năm đều đợc PGD Vũ Thư và ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư công nhận hoàn thành tốt công tác phổ cập đợc giao.
H5.5.03.02 H5.5.03.03 H5.5.03.04 H5.5.01.03
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục để có biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác.
H5.5.03.04 H5.5.03.05 H5.5.01.03
2, Điểm mạnh:
Trường có kế hoạch và giao cụ thể cho giáo viên làm công tác phổ cập ngay từ đầu năm học. Cán bộ, giáo viên làm công tác phổ cập nhiệt tình, trách nhiệm, hiểu biết.
Kết quả kiểm tra phổ cập hàng năm đều đạt bằng và vượt bình quân huyện, đảm bảo hoàn thành phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi.
3, Điểm yếu:
Một số hộ điều tra chưa hoàn thiện, phiếu điều tra đôi chỗ còn gạch xoá.
4, Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, ban văn hoá địa phương, các trường trong xã để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ phổ cập giáo dục địa phương. Khắc phục việc gạch xoá trong sổ điều tra.
Duy trì sĩ số học sinh, không có học sinh bỏ học.
5, Tự đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 4: Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh học lực yếu kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo dục.
a) Khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập từ đầu năm học.
b) Có các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém phù hợp.
c) Rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém sau mỗi học kỳ.
1, Mô tả hiện trạng:
- Trong từng năm học nhà trường đều tổ chức khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm để phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và lập kế hoạch giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập.
H5.5.04.01 H5.5.04.02 H5.5.04.03
- Sau khi phân loại, nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, các lớp bám sát phù hợp trình độ của học sinh để giúp đỡ có hiệu quả học sinh yếu, kém.
H5.5.01.03 H5.5.04.04 H1.1.08.01
- Có tổ chức đánh giá và cải tiến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém.
H5.5.01.03
2, Điểm mạnh:
Phân loại và có kế hoạch phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Hàng năm mở hội nghị bàn về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đề ra các biện pháp phù hợp nên chất lượng học sinh giỏi hàng năm của nhà trường có sự tiến bộ khả quan, có môn xếp ở thứ hạng cao của huyện.
3, Điểm yếu:
Kết quả rèn luyện của một số học sinh yếu, kém chưa cao.
Chất lượng đại trà của một số môn ở một số lớp chưa cao do giáo viên chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Chất lượng HSG chưa đồng đều giữa các môn.
4, Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Phát huy thế mạnh học sinh giỏi của một số môn có kết quả cao.
Giao đối tượng học sinh yếu, kém cho giáo viên đỡ đầu để có kế hoạch cụ thể giúp đỡ học sinh vươn lên.
Tổ chuyên môn tăng cường dự giờ, kiểm tra các lớp có chất lượng đại trà thấp và tư vấn cho giáo viên phương pháp dạy học thích hợp.
Giáo viên bồi giỏi sưu tầm tài liệu, hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu tài liệu.
5, Tự đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 5: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
a) Thực hiện nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn.
b) Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định.
c) Rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương hàng năm.
1, Mô tả hiện trạng:
- Nhà trường thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục địa phương theo quy định tại Công văn số 5977/BGD ĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và đào tạo, và các tài liệu địa phương của Sở Giáo dục và đào tạo đối với môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân góp phần đảm bảo mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn cuộc sống.
H5.5.05.01 H5.5.05.02 H5.5.05.03 H5.5.01.03
- Nhà trường thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định.
H5.5.01.03
- Có rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu nội dung giáo dục địa phương, điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương trong giáo án cho phù hợp.
H5.5.05.04
2, Điểm mạnh:
Nhà trường đảm bảo nội dung giáo dục địa phương đợc lồng ghép trong các tiết học theo phân phối chương trình, đồng thời thực hiện nghiêm túc chương trình địa phương theo tài liệu hướng dẫn của Sở Giáo dục và đào tạo.
Giáo viên thường xuyên cập nhật nội dung giáo dục địa phương trong giáo án cho phù hợp với thực tiễn.
3, Điểm yếu:
Thực hiện nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn còn hạn chế.
4, Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm, bổ sung các tư liệu, tranh ảnh, bản đồ về địa phương để nâng cao hiệu quả bài học.
5, Tự đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 6: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
a) Phổ biến kiến thức về một số hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, một số trò chơi dân gian cho học sinh.
b) Tổ chức một số hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian cho học sinh trong và ngoài nhà trường.
c) Tham gia Hội khoẻ phù đổng, hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động lễ hội dân gian do các cấp cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
1, Mô tả hiện trạng:
- Phổ biến kiến thức về một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian thông qua hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong các dịp lễ hội.
H5.5.06.01 H5.5.01.03 H5.5.06.02 H5.5.06.05
- Tổ chức đợc các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, sinh hoạt tập thể cho học sinh vào các dịp lễ lớn như: Khai giảng, Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày Phụ nữ Việt Nam…
H5.5.06.03 H5.5.01.03
- Tham gia đầy đủ Hội khỏe Phù Đổng các cấp và các hoạt động văn nghệ, thể thao, lễ hội dân gian do địa phương, ngành tổ chức.
H5.5.06.03 H5.5.06.04 H5.5.06.05 H5.5.01.03
2, Điểm mạnh:
Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lập kế hoạch và triển khai thi văn nghệ, thể dục thể thao, cắm hoa nghệ thuật, làm báo tường, các trò chơi dân gian vào dịp lễ lớn như: Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam…
3, Điểm yếu:
Số ít học sinh chưa tự giác tham gia các hoạt động tập thể. Liên đội chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian ngoài nhà trường.
Kết quả thi Hội khỏe Phù Đổng những năm gần đây chưa thật ổn định.
4, Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Thông qua hoạt động ngoài giờ, tổ chức dưới nhiều hình thức thu hút học sinh tham gia các hoạt động tập thể.
Lập kế hoạch tập luyện để giữ vững thành tích đạt đợc trong kỳ thi Hội khỏe Phù Đổng các cấp.
5, Tự đánh giá tiêu chí: Không đạt.
Tiêu chí 7: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
a) Giáo dục các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm cho học sinh.
b) Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông; cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; thông qua việc thực hiện các quy định về cách ứng xử có văn hoá, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau.
c) Giáo dục và tư vấn về sức khoẻ thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
1, Mô tả hiện trạng:
- Giáo dục học sinh các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm qua các môn học.
H5.5.07.01 H1.1.03.08 H5.5.07.04
- Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống qua hoạt động ngoại khóa giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông; tự phòng chống đuối nước, bạo lực; thông qua việc thực hiện quy tắc về ứng xử có văn hóa giúp học sinh xây dựng các mối quan hệ đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau. H1.1.03.08
- Tổ chức ngoại khóa giáo dục tư vấn về sức khỏe, giới tính, tình yêu, hôn nhân và gia đình phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. H5.5.07.02 H1.1.03.08
2, Điểm mạnh:
Học sinh biết ứng xử có văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Thực hiện có hiệu quả các nội dung giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các môn học chính khóa, trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm hàng tháng của Bộ Giáo dục và đào tạo, hoạt động của Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
3, Điểm yếu:
Tổ chức các chuyên đề, hoạt động ngoại khóa về giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh còn hạn chế.
Tài liệu giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chưa phong phú.
4, Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Thực hiện tốt hơn nữa hiệu quả giáo dục, rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học chính khóa trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ ngoài giờ theo chủ điểm hàng tháng của Bộ Giáo dục và đào tạo, hoạt động của Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Phòng Giáo dục và đào tạo, trường thường xuyên tổ chức chuyên đề, hoạt động ngoại khóa về giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Bổ sung tài liệu, sách báo cung cấp kiến thức về giáo dục sức khỏe, giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình.
5, Tự đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 8: Học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường.
a) Có kế hoạch và lịch phân công học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường.
b) Kết quả tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của học sinh đạt yêu cầu.
c) Hàng tuần, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường.
1, Mô tả hiện trạng:
- Nhà trường phân công cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn môi trường của nhà trường hàng ngày và tổng vệ sinh vào ngày 24 háng tháng.
H5.5.08.01 H5.5.08.02 H5.5.01.03
- Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp đảm bảo cảnh quan nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp. H5.5.01.03 H5.5.08.02
- Hàng tuần kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường vào giờ chào cờ đầu tuần.
H5.5.08.03 H5.5.08.04 H5.5.01.03
2, Điểm mạnh:
Cảnh quan nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp.
3, Điểm yếu:
Một số học sinh chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân.
4, Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách lao động vệ sinh hàng ngày tăng cường giáo dục, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp của học sinh.
Phát huy ý thức giữ gìn vệ sinh chung của học sinh.
5, Tự đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 9: Kết quả xếp loại học lực hàng năm của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục.
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90% trở lên.
b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 30%.
c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi đạt ít nhất 3%.
1, Mô tả hiện trạng:
- Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình hàng năm đạt 95% trở lên.
H5.5.09.01 H5.5.09.02 H5.5.09.03
- Tỷ lệ học sinh xếp loại khá hàng năm đạt 35% trở lên.
H5.5.09.01 H5.5.09.02 H5.5.09.03
- Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi hàng năm đạt 20% trở lên.
H5.5.09.01 H5.5.09.02 H5.5.09.03
2, Điểm mạnh:
Xếp loại học lực của học sinh đảm bảo đúng theo quy trình, dân chủ, khách quan theo Thông tư 58 của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện.
Kết quả xếp loại học lực hàng năm của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. Tỷ lệ học sinh đạt kết quả học lực trung bình, học lực khá, học lực giỏi ổn định.
3, Điểm yếu:
Vẫn còn học sinh chậm tiến, có biểu hiện cá biệt.
4, Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Phân loại triệt để lực học của học sinh, có kế hoạch kèm bám sát trong các tiết dạy học chính khoá.
Phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, An ninh xã, Hội phụ nữ xã... tăng cường quản lý, giáo dục học sinh có biểu hiện cá biệt.
5, Tự đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 10: Kết quả xếp loại hạnh kiểm hàng năm của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục.
a) Tỷ lệ học sinh loại khá, tốt đạt ít nhất 90%.
b) Tỷ lệ học sinh bị kỷ luật thôi học có thời hạn không quá 1%.
c) Không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1, Mô tả hiện trạng:
- Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt hàng năm đạt 90% trở lên.
H5.5.09.01 H5.5.09.02 H5.5.09.03
- Nhà trường không có học sinh bị kỷ luật buộc thôi học trong những năm gần đây.
H5.5.09.01 H5.5.09.02 H5.5.09.03
- Nhà trường không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
H5.5.01.03
2, Điểm mạnh:
Học sinh đăng ký đạo đức ngay từ đầu năm học để có hướng phấn đấu. Việc xếp loại đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công bằng theo Thông tư 58 của Bộ Giáo dục và đào tạo. Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh tự bình bầu hạnh kiểm theo tháng.
Kết quả xếp loại hạnh kiểm hàng năm ổn định.
3, Điểm yếu:
Một số học sinh đôi khi còn vi phạm nội quy trường, lớp.
4, Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tiếp tục tăng cường các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh để giữ vững tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt.
Lập kế hoạch, đề ra biện pháp khả thi giáo dục, giúp đỡ học sinh có hạnh kiểm yếu vươn lên.
5, Tự đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 11: Kết quả hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh hàng năm.
a) Các ngành nghề hướng nghiệp cho học sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề đạt ít nhất 80%.
c) Kết quả xếp loại học nghề của học sinh đạt 90% trung bình trở lên.
1, Mô tả hiện trạng:
- Nhà trường thực hiện kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh các ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
H5.5.11.01 H5.5.01.03 H5.5.11.03
- Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề hàng năm đạt 98% trở lên.
H5.5.11.02 H5.5.01.03
- Kết quả xếp loại học nghề của học sinh đạt 95% loại trung bình trở lên.
H5.5.11.02 H5.5.01.03
2, Điểm mạnh:
Nhà trường hướng nghiệp và tổ chức dạy nghề cho học sinh các ngành nghề phù hợp với địa phương.
Học sinh tích cực tham gia học nghề, đạt kết quả cao.
3, Điểm yếu:
Vẫn còn học sinh ý thức chưa tốt trong việc học, dự thi nghề phổ thông.
4, Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tiếp tục tổ chức hướng nghiệp cho học sinh tham gia học nghề đạt kết quả cao.
Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy nghề phổ thông, ban hoạt động ngoài giờ làm tốt công tác hướng nghiệp nghề cho học sinh.
5, Tự đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 12: Hiệu quả hoạt động giáo dục hàng năm của nhà trường.
a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm.
b) Tỷ lệ học sinh bỏ học không quá 1% và lưu ban không quá 2 %.
c) Có học sinh tham gia và đạt giải trong các hội thi, kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện trở lên.
1, Mô tả hiện trạng:
- Tỷ lệ lên lớp đạt 98,8% trở lên trong 4 năm gần đây, tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm ổn định đạt 97,3 % trở lên.
H5.5.01.03 H5.5.09.02
- Trường không có học sinh bỏ học .
H5.5.12.01
- Hàng năm đều có học sinh tham gia và đạt giải trong các hội thi, các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
H5.5.12.02 H5.5.12.03 H5.5.12.04 H5.5.12.05 H5.5.01.03
2, Điểm mạnh:
Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng, tốt nghiệp ổn định, không có học sinh bỏ học
Học sinh giỏi huyện luôn ổn định, một số môn luôn có kết quả cao và ổn định.
3, Điểm yếu:
Thành tích học sinh giỏi ở một số môn khối 9 không ổn định.
Vẫn còn học sinh thi lại do học lực yếu.
4, Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Phát huy năng lực của đội ngũ giáo viên giỏi.
Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém sát hợp từng thời điểm để giữ vững và ổn định chất lượng giáo dục.
5, Tự đánh giá tiêu chí: Đạt.
Kết luận chung về tiêu chuẩn 5: Kế hoạch hoạt động dạy và học của nhà trường đợc thực hiện có nề nếp, đảm bảo nội dung chương trình, kế hoạch thời gian năm học theo quy định. Thực hiện nghiêm túc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo sự chỉ đạo của ngành. Các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống; thực hiện chương trình giáo dục địa phương; hoạt động hướng nghiệp giáo dục nghề phổ thông; giáo dục ý thức tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường đợc thực hiện thường xuyên có hiệu quả. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm, thành tích học sinh giỏi của trường hàng năm đáp ứng mục tiêu, kế hoạch giáo dục đề ra.
+ Số tiêu chí đạt yêu cầu: 11 tiêu chí.
+ Số tiêu chí chưa đạt yêu cầu: 01 tiêu chí (thuộc tiêu chí 6)
Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục | |||||
Tiêu chí | Đạt | Không đạt | Tiêu chí | Đạt | Không đạt |
Tiêu chí 1 | T | £ | Tiêu chí 7 | T | £ |
a) | T | £ | a) | T | £ |
b) | T | £ | b) | T | £ |
c) | T | £ | c) | T | £ |
Tiêu chí 2 | T | £ | Tiêu chí 8 | T | £ |
a) | T | £ | a) | T | £ |
b) | T | £ | b) | T | £ |
c) | T | £ | c) | T | £ |
Tiêu chí 3 | T | £ | Tiêu chí 9 | T | £ |
a) | T | £ | a) | T | £ |
b) | T | £ | b) | T | £ |
c) | T | £ | c) | T | £ |
Tiêu chí 4 | T | £ | Tiêu chí 10 | T | £ |
a) | T | £ | a) | T | £ |
b) | T | £ | b) | T | £ |
c) | T | £ | c) | T | £ |
Tiêu chí 5 | T | £ | Tiêu chí 11 | T | £ |
a) | T | £ | a) | T | £ |
b) | T | £ | b) | T | £ |
c) | T | £ | c) | T | £ |
Tiêu chí 6 | £ | T | Tiêu chí 12 | T | £ |
a) | £ | T | a) | T | £ |
b) | T | £ | b) | T | £ |
c) | £ | T | c) | T | £ |
Hồng Lý, ngày tháng năm 2014
Chủ tịch hội đồng tự đánh giá
| Đỗ Thanh Phong |